Thời gian gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bà con hỏi về kinh nghiệm nuôi thỏ đẻ như thế nào? Để trả lời câu hỏi này các chuyên gia chăn nuôi của công ty dụng cụ chăn nuôi Hoài Yến sẽ chia sẻ đến bà con những kinh nghiệm quý, hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho cho bà con trong quá trình chăn nuôi cũng như việc làm giàu từ giống vật nuôi này.
Nuôi thỏ đẻ cần phải trải qua quá trình chăm sóc chăn nuôi thực tế. Đối với mỗi giống thỏ hoặc với mỗi môi trường sống khác nhau thỏ cần có cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những kinh nghiệm chung mà bà con có thể học hỏi và áp dụng cho đàn thỏ của mình.
Bà con quan tâm: Dụng cụ nuôi thỏ giá tốt, yên tâm về hãng chính hãng, chất lượng cao
Chọn giống thỏ bố mẹ tốt
Bà con chăn nuôi thỏ đẻ nếu chọn được con giống tốt đồng nghĩa với việc chăm sóc thỏ sẽ dễ dàng hơn. Thỏ cho năng suất đẻ cao, thỏ con sinh ra cũng khỏe mạnh và lớn nhanh hơn rất nhiều so với việc sử dụng những cạp thỏ giống không tốt.
Thỏ được chọn làm giống phải là những cá thể khỏe mạnh cơ thể triển cân đối, có cơ bắp vạm vỡ, có lông bóng mượt, nhanh nhẹn ăn uống bình thường đặc biệt là cơ quan sinh dục phát triển cân đối, hoàn chỉnh.
Chọn thỏ đực giống
Thỏ đực giống về ngoại hình nên chọn con có đầu to, hai tai dày và cứng, dựng hình chữ V, má phình ra, hai mông nở nang săn chắc, lưng hơi khum vồng lên về phía hông. Thỏ không bị mắc các bệnh ngoài da, dương vật rõ ràng, dịch hoàn to đều.
Chọn thỏ cái giống phải là con có lưng phẳng, bốn chân khỏe vững chắc, mông nở, xương chậu rộng, có 8-10 vú cân đối
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi gà công nghiệp
Chọn thỏ cái giống
Thỏ cái cần chọn cá thể có thân hình vừa phải không quá mập cũng không quá gầy. Thỏ cái nên chọn con có lưng phẳng mông nảy nở, thỏ có lông mượt mỡ màng, xương chậu rộng bốn chân khỏe nhanh nhẹn.
Thỏ cái chọn con có 8-10 vú đều nhau, bộ phận sinh dục hồng tươi nảy nở. Nếu được hãy chọn những thỏ giống mà có mẹ đẻ dầy và con đẻ sai.
Một điểm cần lưu ý là thỏ đực được chọn làm giống và thỏ cái giống không được chung bố mẹ hoặc có nguồn gốc cùng dòng máu với nhau.
Kinh nghiệm nuôi thỏ đẻ về chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho thỏ nuôi sinh sản rất khác với thỏ nuôi lấy thịt. Vì vậy bà con cần nghiên cứu kỹ lưỡng để thỏ bố mẹ có thể sinh xuất tốt đạt năng suất sinh sản cao.
Thỏ bố mẹ không nên quá béo hoặc quá gầy điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh sản của thỏ, ở thời kỳ sinh sản thỏ cần được bổ sung rất nhiều chất đặc biệt là protein và vitamin.
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi gà ác
Thỏ mẹ
Thỏ mẹ mang bầu từ 28-32 thì đẻ trong thời gian mang bầu thỏ mẹ cần được ăn với khẩu phần thức ăn tăng dần. Nên cho thỏ ăn các loại thức ăn giàu protein và vitamin A, B, C như: Các loại hạt ngũ cốc, cám gạo, ngô, đậu. Các loại thức ăn xanh như: Lá dâu, lá sắn dây, lá mít…
Trong thời gian đầu sau đẻ (khoảng 18-20 ngày) thỏ mẹ cần được bổ sung thêm thức ăn để đảm bảo sữa cho con bú. Khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ mẹ phải đảm bảo có: 600 – 800 gr cỏ, lá các loại, 200 – 300gr rau củ và 200-300gr thức ăn tinh hỗn hợp (hàm lượng protein: 16%).
Thỏ đực
Chế độ dinh dưỡng cho thỏ đực cũng rất quan trọng, khi thỏ đực có chế độ dinh dưỡng tốt thì việc giao phối thành công sẽ rất cao, đặc biệt tỉ lệ chất lượng con tốt. Thường một thỏ đực có thể phối cho từ 9 – 12 thỏ cái. Thức ăn cho thỏ đực giống phải đảm bảo đầy đủ protein, các vitamin A, D, E.., hạn chế các loại thức ăn giàu tinh bột dễ dẫn đến thỏ đực quá béo, hiệu quả phối giống kém.
Những loại thức ăn tốt cho thỏ đực như giá đỗ, ngô hạt ủ mầm.. làm tăng hoạt động của đực giống và tăng sức sống của tinh trùng. Khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ đực đảm bảo 500-600gr cỏ lá các loại, 200-300gr củ quả và 100-150gr thức ăn tinh hỗn hợp (15% protein).
Tuổi cho thỏ sinh sản như thế nào thì tốt
Tuổi cho thỏ sinh sản như thế nào thì tốt? Câu hỏi này được rất nhiều hộ chăn nuôi quan tâm. Đa số bà con cho thỏ lấy giống và sinh sản khi chúng động dục tuy nhiên cũng cần lưu ý đến độ tuổi của chúng.
Đối với thỏ độ tuổi sinh sản ở con đực và con cái khác nhau thỏ từ 4-5 tháng là đã có khả năng phối giống đối với thỏ đực thì thường chậm hơn thỏ cái 1 tháng.
- Đối với thỏ cái thời gian cho sinh sản thường từ 6 tháng tuổi, thời gian mang thai đến khi đẻ là từ 28-32 ngày. Chu kỳ động dục của thỏ cái là 14 – 16 ngày, sau khi đẻ thỏ tiếp tục động dục ngay vào ngày thứ 2-3.
- Đối với thỏ đực thời gian sử dụng để phối giống là từ 8 tháng tuổi. Một thỏ đực có thể giao phối và phụ trách được từ 8-12 con cái, thông thường để tăng hiệu quả việc phối giống người ta thường chỉ sử dụng 1 con đực phối cho khoảng 5-6 con cái.
Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào từng giống thỏ, tình trạng sinh nở và sức khỏe của chúng. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử dụng trong vòng 3 năm, sau đó thỏ sẽ bị đào thải vỗ béo bán thịt.
Với thỏ đực có thể sử dụng trong 3 năm nếu phụ trách quá nhiều con cái và có chế độ ăn không tốt thì thời gian này có thể rút ngắn xuống còn 2 năm sau đó bị thải loại.
Phối giống cho thỏ
Kinh nghiệm nuôi thỏ đẻ tốt không thể thiếu được kinh nghiệm cho thỏ phối giống. Bà con nên cho thỏ phối giống vào buổi chiều mát nếu vào mùa hè khi này tỉ lệ đạu sẽ cao hơn thỏ bố mẹ cũng giảm được stress, nếu vào mùa đông cần tạo môi trường ấm áp để tăng tỉ lệ đậu thai.
Thỏ động dụng thường có biểu hiện rất kín khó nhận biết cần có sổ ghi chép và tính toán cẩn thận, khi động dục phần âm hộ của thỏ cái từ màu hồng sẽ chuyển sang đỏ đậm lúc này ta mới có thể cho chúng phối giống. Bà con cần quan sát quá trình giao phối của chúng để có các biện pháp hỗ trợ và sử lý kịp thời, nếu lấy giống thành công khi kết thúc thỏ đực sẽ kêu lên một tiếng và ngã sang bên cạnh.
Có nhiều trường hợp thỏ cái có biểu hiện động dục nhưng không để thỏ đực nhảy bà con có thể kích dục cho thỏ bằng cách để chuồng của chúng gần với nhau hoặc nhốt chung thỏ cái với thỏ đực trong vòng 12-48 giờ, hoặc kích thích bộ phận sinh dục.
Lưu ý: Bà con chỉ nên cho thỏ nhảy từ 1 – 2 lần không nên, có thể dùng 2 con đực khác nhau phối cho 1 con cái trong 1 chu kỳ động dục. Đặc biệt không nên nhốt chung thỏ đực và thỏ cái qua đêm tránh làm mất sức của thỏ đồng thời phá hỏng thành quả giao phối của cả hai.
Tăng lứa sinh sản cho thỏ mẹ như thế nào?
Thông thường thỏ mẹ đẻ từ 6-7 lứa/năm. Nhưng nếu thỏ được chăm sóc tốt và nuôi đúng kỹ thuật thì thỏ có thể đẻ từ 8-9 lứa/năm.
Để tăng lứa sinh sản cho thỏ mẹ bà con cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của thỏ mẹ và các yếu tố môi trường khác, đảm bảo thỏ sau đẻ cần động dục sớm và không bị bỏ lỡ thời kỳ động dục.
Có những con thỏ mẹ béo quá, hoặc mắc bệnh gầy yếu, mùa hè nóng kéo dài, mùa đông rét buốt, khi thỏ thay lông, thức ăn thiếu khoáng, thiếu sinh tố… đều là nguyên nhân làm thỏ không động dục hoặc ít hưng phấn chịu đực. Khi thấy lâu ngày không động dục không phối giống được thì phải kiểm tra xác định yếu tố nào gây ảnh hưởng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bà con có thể sử dụng phương pháp kích dục để thời gian động dục của thỏ cái đến nhanh hơn như là để lồng thỏ cái gần lồng của thỏ đực. Nhốt thỏ cái và thỏ đực chúng với nhau trong vài giờ hoặc bỏ một nắm cỏ của lồng thỏ đực cho vào trong lồng thỏ cái như vậy thỏ sẽ chịu đực nhanh hơn.
Liên hệ giải đáp mọi thắc mắc về kinh nghiệm nuôi thỏ đẻ
Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi thỏ của các chuyên gia đến từ Công ty dụng cụ chăn nuôi Hoài Yến sẽ giúp ích được nhiều cho bà con.
Để được tư vấn thêm và giải đáp các thắc mắc bà con có thể gọi điện tới hottline: 0983.64.84.94 – 0333.755.722 hoặc inbox trực tiếp cho chúng tôi qua của sổ “chat” trực tuyến phía góc phải màn hình. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp bạn!