Bạn đang có ý định đầu tư nuôi thỏ để phát triển kinh tế nhưng lại gặp phải băn khoăn nuôi thỏ có dễ không? Nó làm bạn làm chùn bước? Bài viết sau sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về công việc nuôi thỏ; qua đó giúp bạn tự trả lời cho mình những thắc này để có thể lựa chọn cho mình vật nuôi phù hợp và vươn lên làm giàu từ chính công việc này.

Nuôi thỏ hiện đang là hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ chăn nuôi. Ưu điểm lớn nhất để bà con nên lựa chọn nuôi thỏ là chi phí đầu tư thấp, thỏ đẻ nhanh, phát triển nhanh, hiệu suất cao hơn so với các loại vật nuôi khác. Mặt khác bà con có thể tận dụng được các sản phế phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho chúng.

Nuôi thỏ dễ hay khó
Nuôi thỏ dễ hay khó?

Vậy thực tế nuôi thỏ có dễ không?

Nuôi thỏ dễ hay không còn phụ thuộc vào việc bạn am hiểu và có những kiến thức chăn nuôi thỏ như thế nào. Nếu biết phát huy những ưu điểm hiểu biết của mình về thỏ, chăn nuôi đúng kỹ thuật, hệ thống chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi hiện đại thì việc nuôi thỏ không hề khó.

Để việc nuôi thỏ trở nên dễ dàng và tạo ra nguồn thu nhập như mong muốn; bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:

Xây dựng hệ thống lồng và chuồng cho thỏ

Thỏ là loại vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài; nên việc xây dựng chuồng trại cho thỏ cần đảm bảo các yếu tố sau đây.

  • Lồng cho thỏ ở phải chắc chắn, thỏ không chui ra ngoài được, bảo vệ thỏ trước sự tấn công của các loại vật khác, dễ dàng chăm sóc và cho thỏ ăn hàng ngày.
  • Lồng và chuồng nuôi thỏ cần được đặt nơi thoáng mát, có mái che mưa nắng. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh chuồng nuôi thỏ.
  • Kích thước lồng đủ rộng để thỏ có thể đứng thẳng, nằm và vận động thoải mái. Chuẩn bị đầy đủ máng đựng thức ăn và nước uống cho thỏ. Với thắc mắc nuôi thỏ có dễ không sẽ không làm khó được bạn nếu có hệ thống lồng và chuồng phù hợp.
  • Chuẩn bị ổ đẻ có đậy nắp, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ 1 lần để cho con bú.
Hệ thống lồng và chuồng cho thỏ
Hệ thống lồng và chuồng cho thỏ

Chọn giống thỏ để nuôi thỏ có khó không

Người chăn nuôi nên lựa chọn giống thỏ lấy thịt hoặc thỏ cảnh tùy mục đích chăn nuôi; thỏ giống cần đảm bảo chất lượng, khỏe mạnh và có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Thỏ không mắc các dịch bệnh, không có các dị tật, không nên chọn thỏ sắp sinh nở vì nguy cơ rủi ro cao.

Chế độ ăn uống cho thỏ

Đảm bảo bữa ăn của thỏ có đầy đủ cỏ, rau tươi, cỏ đuôi mèo, cỏ yến mạch, cám bột viên dành riêng cho thỏ. Cụ thể:

  • Rau cỏ khô: Chọn loại cỏ có chứa nhiều Protein và calcium như cỏ lông, rau lang, rau muống… đem rửa sạch và phơi khô. Nuôi thỏ cần chú ý đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn thức ăn.
  • Rau tươi: Khi thỏ đạt từ 2,7kg trọng lượng trở lên, cần cho chúng ăn rau tươi như rau lang, ngô, su hào, bắp cải, lá cây đậu, sung, mít, lá chuối… bổ sung nước đu đủ, nước dứa. Bà con tuyệt đối không nên cho thỏ ăn các loại đậu, cà chua, rau dại.
  • Chất xơ và Protein: Thỏ cần 12 – 25% chất xơ, 14 – 15% Protein thực vật, 1% calcium, 2% chất béo, vitamin trong cơ cấu ăn hàng ngày.
  • Cám viên: Người chăn nuôi chỉ nên xem cám viên tổng hợp là thức ăn phụ, sử dụng cho thỏ nuôi lấy thịt với hạn mức thấp để tránh tình trạng thỏ béo phì, mắc bệnh về răng…
  • Nước sạch: Bạn cần cung cấp nước sạch cho thỏ, một con thỏ cần 50 – 200ml nước mỗi ngày. Giai đoạn thỏ cái đẻ có thể cho uống nước theo nhu cầu, tối đa là 500ml nước.
Núm uống nước cho thỏ

7,000 

Giao hàng toàn quốc

Thanh toán khi nhận hàng

Đổi trả trong 15 ngày

Chất lượng đảm bảo

Hàng luôn sẵn có

Hình sản phẩm chụp từ mẫu thực

Mua ngay

Theo sát từng giai đoạn phát triển của thỏ

Liệu rằng nuôi thỏ có dễ không? Bạn sẽ phải theo sát quá trình trưởng thành của chúng. Thỏ sẽ trải qua 3 giai đoạn là khi thỏ còn nhỏ, thỏ nhỡ và giai đoạn trưởng thành.

Nếu bạn là người chăn nuôi, bạn cần nắm được các giai đoạn của thỏ theo sát từng giai đoạn một để áp dụng cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ở giai đoạn thỏ còn nhỏ chúng rất dễ mắc bệnh và sức đề kháng kém hơn; vì thế cần có một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng cẩn thận hơn.

Phòng và chữa bệnh kịp thời

Các bệnh lý mà đàn thỏ thường gặp phải là ghẻ, nấm, bại liệt, trướng bụng, tụ cầu trùng… Tất cả các bệnh này đều ảnh hưởng xấu đến thỏ, có thể khiến thỏ chết hoặc còi cọc không lớn được; vì vậy bạn cần theo dõi sát sao sức khỏe của đàn thỏ. Nếu nhận thấy thỏ bỏ ăn, giảm trọng lượng, xù lông hay bết dính, thỏ không đi lại để có giải pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó bạn nên tiêm phòng bệnh cho thỏ ngay từ khi thỏ còn nhỏ; giúp chúng có sức đề kháng tốt hơn. Đồng thời cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo nguồn thức ăn sạch để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Phòng và chữa bệnh kịp thời cho thỏ
Phòng và chữa bệnh kịp thời cho thỏ

Dụng cụ chăn nuôi thỏ

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định nuôi thỏ có dễ khôngdụng cụ nuôi thỏ. Để nuôi thỏ hiệu quả đem lại thu nhập cao người chăn nuôi cần kết hợp sử dụng các dụng cụ chăn nuôi hiện đại dành riêng cho thỏ như: Máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô, chậu nước sạch, vòi nước tự động… được thiết kế đúng kỹ thuật và sử dụng chúng một cách khoa học để công việc chăm sóc thỏ được dễ dàng hơn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn miễn phí từ các chuyên gia chăn nuôi

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi qua bài viết “Nuôi thỏ có dễ không” ngày hôm nay, sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn và những ai quan tâm đến việc làm giàu từ thỏ. Thỏ là giống vật nuôi hiền lành nhanh lớn và khá dễ chăm sóc; đặc biệt là vật nuôi có giá trị kinh tế cao; vì vậy bà con cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định chăn nuôi. Chúc bà con thành công!

TƯƠNG TỰ BÀI VIẾT: Nuôi thỏ có dễ không

Trả lời